CHỨNG NHẬN

Chứng nhận SGS – biểu tượng chất lượng và sự chính trực giúp sản phẩm của thương hiệu tạo dựng niềm tin với khách hàng. Các số liệu cụ thể và đáng tin cậy giúp nhận diện logo của SGS nói riêng – các tổ chức uy tín trên thế giới nói chung in trên bao bì sản phẩm. Từ đó, có thêm công cụ để lựa chọn sản phẩm an toàn và chất lượng bảo vệ gia đình mình.

SGS là chữ viết tắt của Société Générale de Surveillance SA, được thành lập vào năm 1878, có trụ sở đặt tại Thụy Sỹ. SGS được biết đến như là công ty kiểm định và chứng nhận hàng đầu thế giới – biểu tượng toàn cầu cho chất lượng và sự chính trực với hơn 95.000 nhân viên (bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ, nhà hóa học, chuyên viên đánh giá và giám định viên).

SGS hoạt động qua mạng lưới 2.400 văn phòng và phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Các dịch vụ cốt lõi của tổ chức SGS chia thành loại:

Kiểm định: dịch vụ kiểm định và xác minh hàng đầu thế giới bao gồm kiểm tra tình trạng và trọng lượng hàng hóa giao dịch tại điểm trung chuyển, giúp các doanh nghiệp kiểm soát số lượng và chất lượng, đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý có liên quan ở các khu vực và thị trường khác nhau.

Thử nghiệm: mạng lưới thử nghiệm toàn cầu, giám định viên am hiểu và có kinh nghiệm, cho phép doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, rút ​​ngắn thời gian ra thị trường và kiểm tra chất lượng, an toàn và hiệu suất của sản phẩm.

Chứng nhận: tổ chức SGS cho phép doanh nghiệp chứng minh sản phẩm, quy trình, hệ thống hoặc dịch vụ của chính doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định quốc gia hoặc quốc tế hoặc tiêu chuẩn do khách hàng xác định, thông qua chứng nhận.

Xác minh: tổ chức SGS đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu và các quy định của địa phương.

Chứng nhận quốc tế SGS đáng tin cậy bởi đảm bảo bằng uy tín của một công ty giám định có quy mô toàn cầu, là tiền đề đảm bảo sự bền vững cho bất kỳ thương hiệu nàoTrong giao dịch thương mại quốc tế, vai trò “bên thứ ba độc lập”, cấp các loại giấy chứng nhận như SGS rất quan trọng.

Với vai trò chính là kiểm tra chất lượng và thực trạng sản phẩm có đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn đã đặt ra hay không (đa dạng các ngành từ nông nghiệp, hóa học, môi trường, hàng tiêu dùng bán lẻ đến năng lượng…), tiêu chuẩn hay giấy chứng nhận SGS được coi là cơ sở để người tiêu dùng dựa vào đó chọn ra hàng hóa chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho gia đình mình.

Tiêu chuẩn OEKO TEX 100 là hệ thống kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ đồng nhất trên khắp thế giới cho các nguyên liệu thô, bán thành phẩm và sản phẩm trong ngành dệt may, bao gồm tất cả các cấp độ trong sản xuất với mục đích bảo đảm không chứa chất độc hại một cách tổng thể.

Tiêu chuẩn Oeko-Tex 100 đã được viện kiểm nghiệm Hohenstein Đức và Institute für Oekologie, Technik und Innovation ÖTI (Wien/Áo) công bố và áp dụng vào năm 1992.
Mục đích là các sản phẩm dệt may từ các xưởng sản xuất thông thường, sẽ được kiểm nghiệm các chất độc hại trong phòng thí nghiệm và sau đó sẽ được gắn nhãn CONFIDENCE IN TEXTILES nhằm thông tin cho người tiêu dùng. Các sản phẩm dệt may có gắn nhãn Oeko-Tex đã được kiểm chứng là có chứa ít các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ hơn giới hạn đã được thiết lập.


Điều kiện cần thiết 

Sản phẩm dệt may chỉ có thể được cấp chứng chỉ  theo tiêu chuẩn Oeko-Tex 100 khi tất cả các thành phần đáp ứng được các tiêu chí cần thiết – ví dụ như đối với quần áo, ngoài vải chính thì chỉ may, in ấn, nút, khoá kéo, nút bấm và tất cả phụ liệu được dùng làm ra quần áo phải hội đủ tiêu chuẩn cần thiết, tức là phải được kiểm nghiệm hoặc đã có chứng chỉ Oeko-Tex.

Phạm vi và yêu cầu kiểm nghiệm các chất độc hại theo chuẩn Oeko-Tex 100 phụ thuộc vào mục đích sử dụng của sản phẩm dệt. Sản phẩm tiếp xúc với da người dùng càng nhiều, thì nồng độ hạn chế đối với các hoá chất độc hại trong sản phẩm càng thấp.

Theo đó, bốn nhóm sản phẩm được phân biệt cụ thể:

I – Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (đến 36 tháng tuổi)
II – Sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da ở diện rộng và lâu dài
III – Sản phẩm dệt may không hoặc tiếp xúc với da rất ít
IV – Vật liệu trang trí nội thất (dùng cho mục đích trang trí) – TRONG ĐÓ CÓ SẢN PHẨM VẢI RÈM CỬA, VẢI SOFA, CHĂN DRAP


Sau khi kiểm và mọi chỉ tiêu kiểm đạt chuẩn theo yêu cầu, cũng như ký xác nhận công bố phù hợp, các nhà sản xuất sẽ được cấp chứng chỉ Oeko-Tex có giá trị trong vòng một năm cho sản phẩm của họ. Hết thời hạn này, nhà sản xuất có thể gia hạn lại chứng chỉ cho từng năm bằng cách nộp mẫu kiểm và đơn xin gia hạn đến văn phòng đại diện chịu trách nhiệm trực tiếp.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm 

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm và các giá trị giới hạn được áp dụng trong tiêu chuẩn Oeko-Tex, có giá trị trên toàn thế giới và được cập nhật cũng như mở rộng hàng năm.
Các thông số kiểm nghiệm bao gồm :
– Các chất bị cấm theo luật pháp hiện hành
– Các chất bị kiểm soát theo pháp luật
– Các chất độc hại đã được ghi nhận nhưng chưa được công bố bởi các cơ quan pháp luật – Các thông số áp dụng cho việc chăm sóc sức khỏe
Các sản phẩm dệt may sẽ được kiểm tra nồng độ formaldehyde, thuốc trừ sâu, kim loại nặng chiết xuất được, các chất dẫn gốc chlor hữu cơ và các chất bảo quản như tetra – và pentachlorophenol. Ngoài ra, hàng dệt may sẽ được kiểm các chất (bị cấm theo pháp luật) gây ung thư MAK-amin, đặc biệt là các loại thuốc nhuộm azo cũng như các loại thuốc nhuộm có tiềm năng gây dị ứng đã được khoa học chứng minh. Ngoài ra, tất cả các sản phẩm kiểm tra phải có độ pH phù hợp với da người và có độ bền màu tốt.
Bảng các chỉ tiêu kiểm nghiệm mới nhất có thể tham khảo tại:
www.oeko-tex.com/grenzwerte

Mức độ phổ biến và nhận thức

Oeko-Tex Standard 100 là nhãn dành cho sản phẩm dệt may đã được kiểm nghiệm chất độc hại với sự phổ biến mạnh nhất trên toàn thế giới. Hiện nay, có hơn 8.500 nhà sản xuất tại hơn 80 quốc gia trên thế giới đã được cấp chứng chỉ Oeko-Tex (12 /2009). Tổng cộng, hiệp hội Oeko-Tex cho đến nay đã cấp hơn 100.000 giấy chứng nhận cho các sản phẩm dệt may trong tất cả các công đoạn sản xuất (12 /2009) .
Tại Đức, thương hiệu „Confidence in Textiles“, theo một cuộc khảo sát người tiêu dùng của GfK trong năm 2006 có đến 46% người tiêu dùng biết đến. Một cuộc khảo sát người tiêu dùng khác của BBE, chuyên gia bán lẻ tại bảy quốc gia châu Âu ( Áo, Thụy Sĩ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan ) vào năm 2008 xác nhận trung bình 42% tổng số người tiêu dùng biết đến nhãn Oeko-Tex.

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS – Global Recycle Standard) ban đầu được Control Union Certifications phát triển vào năm 2008 và quyền sở hữu đã được chuyển sang Textile Exchange vào ngày 1 tháng 1 năm 2011. GRS là một tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế, tự nguyện và đầy đủ, đặt ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba về thành phần tái chế, chuỗi hành trình sản phẩm, hoạt động xã hội và môi trường và hạn chế về hóa chất.

GRS được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các công ty muốn xác minh thành phần tái chế của sản phẩm (cả thành phẩm và bán thành phẩm) cũng như để xác minh các hoạt động xã hội, môi trường và hóa chất có trách nhiệm trong sản xuất. Các mục tiêu của GRS là xác định yêu cầu để đảm bảo tuyên bố thành phần chính xác và điều kiện làm việc tốt, giảm thiểu tối đa các tác động hóa chất và môi trường có hại. Điều này bao gồm các công ty tỉa hột bông, kéo sợi, dệt và đan, nhuộm và in, khâu tại hơn 50 quốc gia.